Các bước bán hàng trên sàn Thương mại điện tử

Thị trường và khách hàng mục tiêu

Trước khi bán hàng, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Nhu cầu là có nhưng vấn đề cần trả lời rõ ràng được các câu hỏi sau

  • Có sản phẩm nào gần như vậy chưa? Bán tốt hay ko tốt? Điểm mạnh và yếu ?
  • Ai là người sẽ mua? Họ có đặc điểm gì về nhu cầu, thu nhập, công việc…tại sao họ chưa hài lòng với các sp đang có
  • Họ mua mấy cái mỗi năm? Giá chấp nhận được? Họ mua ở đâu (shop hay shopee)? Yếu tố nào để họ sẽ mua lần đầu?
  • Nếu ko nghiên cứu kĩ mà nhảy vào ngay thì dễ gặp “lầm tưởng”
  • Thị trường ko có: vì sao ko ai bán? Hoặc là đã có người bán rồi nhưng lỗ nên dẹp?
  • Chọn sai Kh: đáng ra sp có thể bán tốt cho mấy ô doanh nhân thì lại đi tiếp cận mấy ô du lịch bụi
  • Sp ko có giá trị lâu dài, nên người ta mua 1 lần rồi thôi
    Cơ hội khởi nghiệp luôn có, sp ko cái này thì cái khác. Ko nhất thiết quá cuồng 1 loại sp hoặc quá nóng vội khi chưa rõ ràng về mọi thứ
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử

Sản xuất – hay thương mại?


Mỗi cái đều có khó và dễ riêng. Để trả lời được thì phải nhìn vào bản thân xem mình mạnh cái g

  • Nhảy vào sản xuất: vốn lớn, am hiểu sx hoặc có chuyên môn cao. Hoặc sau 1 thời gian bán sỉ lẻ đã có sẵn đầu ra thì làm sx để ôm trọn chuỗi giá trị
  • Nhảy vào thương mại- sỉ : có năng lực tìm kiếm các xưởng, nguồn hàng tốt và có kĩ năng sale. Hoặc bán lẻ kiếm tiền cực quá bán sỉ cầm cục to cho sướng
  • Nhảy vào thương mại- lẻ: tay ngang, vốn ít, nhưng lanh lẹ, biết marketing & sale. Cứ bán túc tắc rồi tìm cách cải tiến thì 1 thời gian cũng có tiền
    Nhắc lại là ko có công thức chung cho việc này. Mình biết rất nhiều tay ngang thành công với sản xuất và nhiều tay pro vẫn sml với bán lẻ. Tuy nhiên làm gì dựa trên năng lực và lợi thế của mình thì có thể thắng cao hơn.

Dò đường thế nào

Cái khó nhất lúc đầu tiên luôn là làm sao để bán và đưa sp vào thực tế

  • Bán: có thể bán không có lợi nhuận, mục tiêu khai thông thị trường, tiếp nhận phản hồi, tạo ra nhận diện…tới đây đã hiện thực hóa ý tưởng
  • sản phẩm phải được đưa vào thực tế để kiểm nghiệm xem có giải được nhu cầu, có tiếp tục được lựa chọn, có được lan toả hay ko. Tránh rơi vào cái bẫy: sp mùa vụ, sp kém chất, sp được mua vì marketing quá tốt
  • Có lãi ko? Giá bán, giá nhập thế nào là tốt? Các khâu vận hành có gì khúc mắc ko? Quy mô bán lên bao nhiêu đơn thì có lãi…
    Sau khi trả lời dc các câu hỏi trên thì có thể quyết định
  • Nếu hàng bán tốt, dự đoán sức mua để nhập về số lượng lớn
  • Nếu hàng bán tốt, nhưng kênh bán (shop) tốn nguồn lực thì nhập về bán sỉ
  • Nếu hàng bán ko tốt, thì hiểu tại sao: giá, chức năng, thiết kế, marketing…để điều chỉnh
    Lúc này có “all-in ” hay từ bỏ cũng có cơ sở rõ ràng
    Một vài góp ý thêm
  • Tốt nhất bạn nên là người thực sự có nhu cầu và sống trong cộng đồng những người hay sử dụng sp đó.
  • Thấu hiểu cảm xúc nhu cầu của khách hàng, hiểu họ muốn gì thì bán chắc thắng
  • Đi nhiều, quan sát, lắng nghe những người đi trước là cách học tốt nhất, vì sách vở ko bao giờ nói cho bạn các trường hợp cụ thể

Zalo, 091 5648 885 (liên hệ chụp ảnh)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *