Cái giá phải trả của thành công và giá trị của thất bại. Vô định khi có người chẳng hề tỏ ra vui vẻ khi hoàn thành công việc, bởi vì đó là điều tất yếu cho dù muốn hay không thì công việc vẫn được hoàn thành đúng hạn và vượt yêu cầu.Nghe có vẻ phi lý nhưng sự thật trớ trêu như vậy. Những người thành đạt xem thành công là một điều tất yếu được lập đi lập lại hàng ngày.

Những thất bại nhỏ nhoi đã không còn hiện hữu bên trong tâm thức của họ. Quá khứ có thể họ đã thất bại nhiều lần để vươn tới vị trí ngày hôm nay. Giá trị của thất bại nhiều lần đã giúp cho những người đấy mạnh mẽ hơn bao giờ hết và xem thành công tương lai chỉ là kết quả của sự thất bại.

Nhưng đâu phải ai cũng như thế, 10 người vấp ngã thì chỉ tồn động lại một vài người đi được đến vạch đích, số còn lại thì đã dừng chân, số khác từ bỏ chặng đua. Chúng ta đều mong thành công thì tại sao lại có người đạt được và có người không. Lý do là thái độ phản ứng lại sau thất bại của chúng ta là khác nhau. Bạn có thể vấp ngã tại một thời điểm, đau đớn tức thời, nhưng có chắc là thất bại cả đời không? Làm gì có chuyện thất bại cả đời, bởi vì chúng ta có điểm mạnh yếu khác nhau. Và chẳng có ai là giống ai,

“thành công không tuyệt đối và không thất bại toàn diện.”
Mình thích cảm giác bị người khác nhắc nhở lỗi sai, vì nó sẽ giúp bản thân ghi nhớ lâu hơn là tổng hợp những lỗi sai. Ví dụ như bạn học từ vựng tiếng anh, ghi sai nghĩa của từ đó trong bài thi đột nhiên chính bạn sẽ tự ghi nhớ lỗi đó sâu đậm, nhớ mãi lỗi sai, tương tự với các sự việc khác, bạn mắc lỗi trong những vấn đề quan trọng luôn thuộc vào kiểu “Khắc cốt ghi tâm”, lỗi sai thấm vào máu giống như bạn đã rèn luyện lỗi sai đó rất lâu từ trước.

Tuổi trẻ cấp giấy phép cho bạn được phép sai nhiều lần, và sai nghiêm trọng. Thất bại càng lớn thì giá trị đạt được thành công càng lớn theo tỉ lệ thuận với thất bại. Bạn thử hình dung một bạn trẻ luôn đi đường thẳng mà chẳng gặp chướng ngại vật gì quá khó khăn, tới giai đoạn ngoài 30 tới tuổi trung niên, một lần bị sa thải vì công ty cắt giảm nhân sự, thì tỉ lệ người đấy tìm được công việc tốt hơn có cao không. Vì quá khứ của họ luôn đầy ánh sáng và không hề biết bóng tối nó như thế nào, họ quá ổn định trong công việc và chẳng dám bước ra vùng an toàn.

Bạn vui vẻ đón nhận thành công, và buồn bã khi gặp thất bại.
Nhưng thất bại càng nhiều thì sẽ sớm thành công, và thành công càng sớm sẽ dễ gặp thất bại.
Bạn và tôi không sinh ra trong những gia đình giàu có, địa vị và đang ở phía sau vạch xuất phát. Chúng ta bước đi từng bước để vượt qua vạch xuất phát và bắt đầu cuộc chinh phục. Chỉ những con người có ý chí hơn người mới dám bước đi không sợ khó khăn, bạn càng chùn bước và sợ hãi thì vạch đích càng cách xa. Chưa bước đến điểm xuất phát mà đã sợ thất bại rồi, vậy thì tự hỏi bản thân sẽ làm gì cho xã hội này và chúng ta tồn tại để làm gì.

Mình thích các bạn trẻ gặp thất bại hơn là thành công. Thượng đế đã tạo ra vòng đời thanh xuân, đồng nghĩa muốn chúng ta lấy sức khỏe, thời gian và sự thất bại, dung hòa lại thành tương lai phía trước. Lứa tuổi bạn và tôi đang là đẹp nhất đời người, đừng lãng phí nguồn tài nguyên có thời gian này vì khi chúng ta bước sang bên kia tuổi trẻ thì sức khỏe dần yếu đi, thời gian không còn cho phép chúng ta gặp thất bại, chỉ cần sai một tí là hậu quả không chỉ tệ cho bản thân, mà còn kéo theo liên lụy tới những người thân bên cạnh.
Một anh chàng ngoài 40 thất nghiệp thì vợ con anh ta sẽ thế nào, một chị gái loanh quanh muốn lập gia đình nhưng ngại vì chưa có công việc rõ ràng, một cậu bé chỉ sống mãi trong môi trường bình yên không dám bước chân ra bên ngoài vì sợ hãi. Bước sang tuổi trung niên rồi mà vẫn giữ trong tiềm thức nỗi sợ thế giới xung quanh vì bản thân không đủ bản lĩnh đối mặt với chúng.

Đó là cái giá phải trả khi bạn sống quá thành công và yên bình trong hình hài một đứa trẻ bồng bột.Ra trường đi làm, không ai là không muốn tìm được công việc ổn định để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng ổn định không đồng nghĩa với yên lặng, bạn cứ nổi loạn và hết mình đừng sợ sai. Vì nếu không biết vấp ngã là gì thì sẽ không hình dung được thành công giá trị đến đâu.

Đơn giản là một bạn có được gia đình hạnh phúc sau quá khứ đau thương, tìm được công việc tốt sau những lần nhảy việc, và đứng lên sau thất bại, giá trị thành công đem đến sẽ vững chắc hơn rất nhiều.Bạn học được gì từ lỗi sai, rút ra được kinh nghiệm và lần sau tỉ lệ lỗi sai lặp lại sẽ thấp đi.


Thành công quá làm cho chúng ta lơ đà và mất tập trung, cũng là con dao hai lưỡi, nếu thành công tiếp nối thì thật sự quá tốt, còn lơ là mà thất bại kéo đến và chẳng kịp phản ứng, nó sẽ cuốn chúng ta trôi mất.Lý thuyết đưa ra chỉ là tương đối và không phải lúc nào cũng mặc định như vậy. Nói sau cùng, mình muốn mọi người nhìn ra được giá trị của thất bại và thành công mang lại cho cuộc sống. Thành công sẽ đến sau thất bại, và chỉ có thất bại mới tạo ra được giá trị thành công. Con người là con người và không thể thần thánh hóa được, có thành công sẽ có thất bại, có thất bại thì nhất định thành công sẽ vững chắc hơn.

Hãy comment 1 điều gì đó bên dưới khi bạn đọc bài viết ”Cái giá phải trả của thành công” bạn nhé.
Nguồn bài viết và hình ảnh: ST