Hướng dẫn chọn mua máy ảnh cũ, mua máy ảnh cũ cần chú ý những điều gì?

Hướng dẫn chọn mua máy ảnh cũ, đối với các bạn mới bước chân vào nghề chụp ảnh thì việc chọn lựa thiết bị là điều khó khăn nhất, nếu tài chính tốt thì bạn có thể mua máy mới nhưng nếu hạn hẹp thì bạn sẽ cân nhắc lựa chọn cho mình những chiếc máy ảnh cũ nhưng phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình

516family.com chia sẻ đến các bạn những điều sau, các bạn đọc kỹ và test từng phần để có thể mua được những chiếc máy ảnh tốt nhé.

Kiểm tra ngoại hình máy ảnh

Ngó hình thức trước, xem có có sước sát nhiều không, xem ốc có bị toét không? cao su có giãn không? có bị va đập hoặc có dấu hiệu cong vênh hay không?

Chụp thử các chức năng, và kiểm tra độ ổn định của máy


Chụp test ở nhiều tình huống ánh sáng khác nhau, khẩu to, nhỏ… kiểm tra xem focus có chuẩn không..
Check sensor, bead pixel, hot pixel và bụi: Dead pixel là những điểm ảnh đã chết, hot pixel là những điểm ảnh gần chết và chỉ khi sensor bị nóng những hot pixel này mới hiện lên. Hot pixel thường có màu xanh, dead pixel màu đỏ. Nói chung cái này không có mới là lạ


Cách check: chụp 3 bức
– Tháo lens ra, đậy nắp body lại,
– Chuyển hết chế độ lấy nét và đo sáng về Manual.
– Set ISO khoảng 400
– Set thời gian chụp khoảng 10s (mục đích làm nóng sensor và để phơi sáng check bụi)

chọn mua máy ảnh cũ
Hướng dẫn chọn mua máy ảnh cũ

– Set ISO thấp nhất có thể.
– Set thời gian chụp khoảng 1/20s.

– Vào một phòng thật tối, có thể cho máy vào một hộp kín hoặc một túi nilon màu đen để đảm bảo không có ánh sáng lọt vào sensor rồi chụp. Chụp thêm một phát nữa cho em để double check.

– Sau khi chụp có thể view ngay trên LCD hoặc tốt nhất là copy vào máy tính để xem cho rõ.
– View ảnh 10s xem có đốm trắng hoặc vết xước nào không. View ảnh ở phát chụp sau (1/20s) xem có đốm đỏ hay xanh nào không, nếu có thì đây có thể là dead pixel hoặc hot pixel. Để đảm bảo đó có phải là dead pixel hay hot pixel không, xem cái ảnh thứ 3 xem, nếu các đốm đỏ và xanh trùng nhau thì là hot hoặc dead.

Nên kiểm tra shutter để biết máy đã chụp nhiều hay chưa?

Check Shutter Count trong exif của file ảnh để xem máy đã chụp bao nhiêu shot rồi.
– Nikon : dùng Opanda, khá là chuẩn
http://www.opanda.com/en/iexif/download.htm
– Canon : dùng cho Canon có bộ vi xử lý Digic III trở lên

chọn mua máy ảnh cũ
Hướng dẫn chọn mua máy ảnh cũ

http://astrojargon.net/EOSInfo.aspx

Kiểm tra sự đồng nhất giữa máy, box main

Check serial number: nhiều body có số seri của máy trùng với số seri ghi trên hộp, cũng ko đảm bảo lắm vì cố tình làm nhái ngon. Nên dùng phần mềm có thể check serial number như sau: Opanda, Acdsee, DPP…
– Check serial No. của ảnh chụp từ body có trùng với Số Serial No. dưới đáy body không? Chụp 1 tấm, load vào laptop hay PC, dùng phần mềm chuyên xem ảnh, mở ảnh lên –> vào properties của ảnh –> Exif –> xem mục Serial No. Nếu trùng số Serial thì mua, không trùng –> dzọt lẹ (do máy đã sửa chửa và thay mainboard).
Lưu ý: Nều chỉ dùng ACDsee thấy không trùng Serial No. thì hãy tiếp tục dùng 1 phần mềm khác để check.

Hướng dẫn chọn mua máy ảnh cũ

Tổng kết

Trên đây là một số ý giúp bạn có thể kiểm tra được chiếc máy ảnh mình định mua, hy vọng với chút ít chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể chọn được một chiếc máy ảnh tốt.

516family.com còn cung cấp trọn gói các dịch vụ

Ngoài ra nếu bạn đam mê kinh doanh trực tuyến vui lòng tham gia nhóm này để giao lưu bạn nhé.

Hội nhà bán hàng thương mại điện tử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *