Giới thiệu
Chụp Sản Phẩm inox, bóng kiếng. Một trong những thử thách khó nhằn nhất trong studio là chụp sản phẩm phản chiếu và bóng. Sản phẩm càng có thiết kế phức tạp và kết hợp nhiều chất liệu thì càng khó chụp, nhiều khi tui phải chụp nhiều tấm với cái lighting diagram khác nhau để ghép lại tấm final cuối cùng.
Bài viết này tui sẽ chia ra làm nhiều phần từ chụp sản phẩm phản chiếu mờ cho đến những thứ mệt mỏi nhất là kim loại bóng. Bởi vì nhiều kiến thức phức tạp nên cần phải có hình ảnh minh họa nhiều nha các bưởi.






1. Lưu ý và chuẩn bị
Đầu tiên là phần chuẩn bị. Chuẩn bị phụ kiện đầy đủ giúp buổi chụp của các bưởi “mượt” hơn, không có bị nửa chừng phải chạy đi tìm cái này cái kia thay thế, mất hứng lắm.
Găng tay và khăn lau
Nên dùng khăn tay ít sợi lông và găng tay vải. Sản phẩm kim loại cực kỳ khó chịu vì chỉ cần tay hơi có mồ hôi 1 chút là in dấu lên sản phẩm ngay. Nói chung ai đã từng phải ngồi retouch từng dấu hoa tay trên cái ly inox sẽ hiểu vì sao phải dùng găng tay và khăn lau cẩn thận. Nếu nóng tay quá thì có thể cắt mấy đầu ngón tay trùm vào thôi.
Với sản phẩm thủy tinh như ly, tách đồ sứ thì có thể dùng khăn giấy cầm vào miệng ly.


Chụp các sản phẩm phản chiếu trên nền trắng từ cơ bản
#huongdanchupanh #thu5hangtuan
Một trong những thử thách khó nhằn nhất trong studio là chụp sản phẩm phản chiếu và bóng. Sản phẩm càng có thiết kế phức tạp và kết hợp nhiều chất liệu thì càng khó chụp, nhiều khi tui phải chụp nhiều tấm với cái lighting diagram khác nhau để ghép lại tấm final cuối cùng.
Bài viết này tui sẽ chia ra làm nhiều phần từ chụp sản phẩm phản chiếu mờ cho đến những thứ mệt mỏi nhất là kim loại bóng. Bởi vì nhiều kiến thức phức tạp nên cần phải có hình ảnh minh họa nhiều nha các bưởi.
1. Lưu ý và chuẩn bị
Đầu tiên là phần chuẩn bị. Chuẩn bị phụ kiện đầy đủ giúp buổi chụp của các bưởi “mượt” hơn, không có bị nửa chừng phải chạy đi tìm cái này cái kia thay thế, mất hứng lắm.
Găng tay và khăn lau
Nên dùng khăn tay ít sợi lông và găng tay vải. Sản phẩm kim loại cực kỳ khó chịu vì chỉ cần tay hơi có mồ hôi 1 chút là in dấu lên sản phẩm ngay. Nói chung ai đã từng phải ngồi retouch từng dấu hoa tay trên cái ly inox sẽ hiểu vì sao phải dùng găng tay và khăn lau cẩn thận. Nếu nóng tay quá thì có thể cắt mấy đầu ngón tay trùm vào thôi.
Với sản phẩm thủy tinh như ly, tách đồ sứ thì có thể dùng khăn giấy cầm vào miệng ly.
Nền sạch
Ở series này tui viết về nền trắng, nên các bưởi co thế mua 1 tấm foam trắng để làm nền và background. Cố gắng giữ cho nền sạch, không để bất kỳ một điểm màu khác biệt nào lên nền trắng (vết bẩn, băng keo, dụng cụ,…).
Bởi ở sản phẩm phản chiếu có dạng tròn hoặc dạng chai, nó sẽ phản chiếu gần như 360 độ xung quanh nó. Vì thế một vết bẩn nhỏ trên nền có thể tốn một giờ ngồi retouch lại.

Tản sáng và hắt sáng lớn
Có nhiều lighting diagram sử dụng đèn studio + chóa, tùy vào ý đồ của photo. Tuy nhiên combo mà tui khuyên dùng vẫn là tàn sáng lớn + đèn + solfbox lớn.
Ngoài việc tạo những dải sáng lớn trên sản phẩm thì khi kết hợp sb và tản sáng lớn sẽ cho ánh sáng gradient rất đẹp. Chẳng hạn tui dùng 2 tấm tản sáng chuyên dụng 60×90 cm và 2 sb 60×60 cm để chụp 1 cái nồi inox.
Phản sáng (hắt sáng) là dụng cụ quan trọng thứ 2. Nó dùng để hắt ánh sáng vào mặt phía trước của sản phẩm, nơi không thế đặt đèn vì vướng máy ảnh. Ngoài ra hầu như không một photo nào chụp ánh sáng trực tiếp (đèn + chóa hoặc đèn + sb) vào sản phẩm, vì nó sẽ để lại spotlight trên các sản phẩm có hình dạng cong (chai, bình) hoặc hình cầu.


2. Góc chụp
Góc chụp liên quan tới phần phản chiếu. Có góc chụp giúp hạn chế phản chiếu bề mặt nhiều, và dĩ nhiên là giảm gánh nặng cho retouch. Có góc chụp giúp sản phẩm có gì xung quanh thì đều phản chiếu hết, và đương nhiên là set-up + retouch sẽ cực kỳ mệt mỏi.
Góc 45
Góc độ này la 1 góc dễ chụp nhất. No che đi hầu hết những bề mặt phản chiếu khó xử lý, tận dụng nền làm tấm hắt sáng luôn. Ngoài ra nó còn tạo cảm giác 3D cho sản phẩm nữa.


LIÊN HỆ – BOOK LỊCH
Khu C/c Ehomes, Phú Hữu, Quận 9
101A Nguyễn Thái Bình, P4, Tân Bình
Mobile: 0915 648 885
Email: 516family.com@gmail.com