Những lưu ý cần nhớ khi chụp ảnh, 516family.com xin chia sẻ tới các bạn những lưu ý căn bản để có 1 tấm hình đẹp
Nội dung bài viết
Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng

Chú ý đến hình nền phía sau Đối Tượng
Mỗi lần nhìn vào ống ngắm hay màn hình LCD để chụp, nhất định phải qua sát khung cảnh xung quanh đối tượng, hãy biến động tác này thành thói quen trước khi bấm máy, nó rất cần thiết cho bạn để có được tấm ảnh đẹp, không bị lỗi. Không để một cái cây, cọc…mọt lên từ đầu của chủ thể. Không để ánh sáng phía sau lấy mất sự chú ý của người xem từ chủ thể
Học cách dùng đèn ngoài trời
Đèn không chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn còn được dùng ngoài trời nắng để tạo hiệu ứng và hạn chế các điểm yếu của anh sáng trời. Khi chụp hình người ngoài ánh sáng mặt trời, nếu chụp không cùng chiều với chiều anh sáng thì ta nên đánh đèn để làm sáng đối tượng. Khi mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống, đánh đèn để làm sáng các vùng khuất như hốc mắt, cổ…

Tiến gần đến chủ thể
Những tấm hình bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười luôn là tâm điểm của tấm hình, do đó khi chụp ảnh ai đó hãy tiến sát lại họ hay zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá, sẽ không khai thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên, cũng không đến gần quá, không nên đến sát quá 1m. Đừng để đối tượng chụp chính giữa tấm hình.
Hầu hết chúng ta đề nghĩ phải cho đối tượng được chụp đứng ở giữa tấm hình thì mới đúng, quan niệm này hoàn toàn sai. Để có một tấm hình sống động, để nhấn mạnh tối tượng chụp thì ta nên cho đối tượng ra ngoài biên của tấm hình, nằm càng gần hai đường chia hình ra làm 3 phần bằng nhau càng tốt

Cẩn thận khi lấy nét
Hầu hết các máy ảnh khi lấy nét tự động đều dựa vào điểm giữa của tấm hình đề lấy nét. Trong khi ta lại muốn đối tượng chụp không đứng giữa tâm hình. Do đó, nếu không cẩn thận chúng ta sẽ lấy nét không đúng đối tượng hoặc đối tượng sẽ đứng ngay chính giữa tấm hình.
Khắc phục: cho đối tượng đứng đúng vị trí cần chụp, để máy ảnh lấy nét ngay đối tượng, ta bấm nút chụp xuống một nửa(không bấm chụp) để giữ điểm lấy nét đó, sau đó ta thay đổi vị trí của máy ảnh để có khung hình ưng ý, rồi bấm tiếp một nữa còn lại để chụp. Với máy ảnh số ta có thể tái bố cục lại tấm hình bằng máy tính. Không phải đèn flash có thể chiếu đến mọi nơi.
Khi chụp ảnh đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải phù hợp với cấu hình của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này không quá 3m. Nếu thấy hơn tối thì cứ dùng đèn.
Chú ý đến Ánh Sáng:
Trong tấm hình thì ánh sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan sáng môi trường ánh sáng xung quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, không nên để đối tượng chụp dưới
Các tán cây vì sẽ thấy anh sáng loang lổ trên đối tượng, muốn lấy ánh sáng đẹp thì nên chụp vào buổi sáng sớm hay lúc chiều chiều.
Chụp hình đứng
Chúng ta hầu hết đều chụp ảnh theo hướng nằm ngang, không phải lúc nào cũng đẹp, hay xoay máy ảnh của bạn lại 90 độ và tập chụp các tấm hình theo chiều dọc, bạn sẽ có những tấm hình thật ưng ý. Đặc biệt là khi muốn thể hiện sự vĩ đại, cao lớn thì nên chọn hình dọc thay vi hình nằm ngang, hình nằm ngang dùng để diễn tả sự bao la, rộng lớn…
Hãy cho người được chụp ảnh biết phải làm gì.
Bạn cầm máy ảnh, bạn bấm máy, bạn sẽ là đạo diễn, đối tượng chụp là diễn viên. Hãy nói cho họ phải làm gì, đứng thế nào…bởi vì không phải ai cũng là người mẫu. Hãy làm những động tác gây chú ý, tránh có những khuân mặt thờ ơ trong một đám vui tươi, nó sẽ phá hỏng tấm hình của bạn.
Tổng kết
Để khâu hậu kỳ sau khi chụp ảnh đẹp hơn thì các bạn cần lưu ý những vấn đề trên, ngoài ra khi chụp như vậy thì nhìn những tấm hình cũng chuyên nghiệp và thể hiện được thái độ cẩn thận của người chụp, chỉ trừ những trường hợp quá vội vàng, không đủ thời gian hoặc những khoảnh khắc bắt buộc phải bấm máy. Còn không thì cứ từ từ, chậm rãi bạn nhé.
Chúc bạn có nhiều những tấm ảnh đẹp!